Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2007

Đương đầu với đối tác lừa đảo

Thương trường là một chiến trường khốc liệt, ở đây có rất nhiều sự láu cá và dối lừa. Phải làm thế nào để có thể phát hiện được những đối tác không chân thành? Đây là câu hỏi làm đau đầu không ít các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các ông chủ trẻ mới khởi nghiệp.

Với những kiến thức do các nhà tâm lý học cung cấp và sự chia sẻ của những chủ doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, các bạn trẻ mới bước vào kinh doanh sẽ tự tin hơn khi tiếp xúc với các đối tác của mình.

Rất nhiều người muốn đọc được ý nghĩ của người khác với hy vọng có thể tránh cho mình khỏi bị lừa. Để làm được điều này, hoàn toàn không cần phải có khả năng ngoại cảm. Điều quan trọng là bạn cần chăm chú nghe và quan sát người nói chuyện với mình để phát hiện ra những dấu hiệu chứng tỏ họ đang có ý định muốn xỏ mũi bạn.

Kẻ dối trá khi nói chuyện thường đưa ra rất ít thông tin cụ thể và thường dùng những từ chung chung như “thành công”, “thành đạt”… Kết quả người nghe luôn phải bận tâm đoán xem những lời nói đó có ý gì, để cuộc nói chuyện cho kẻ lừa đảo điều khiển. Hoặc, nếu anh ta hay nhắc đi đi nhắc lại từ “tôi xin thề”, “có trời chứng giám”, thì cẩn tắc vô áy náy bạn hãy dừng lại đừng ký kết thỏa thuận với người này.

Một mánh khóe mà kẻ lừa đảo thường hay sử dụng là giữa cuộc nói chuyện thường xuyên dừng lại và im lặng. Điều này làm bạn căng thẳng vì luôn phải đoán ý của người đối diện. Bầu không khí nóng lên một cách giả tạo rất dễ gây stress, điều rất có lợi cho kẻ lừa đảo, vì anh ta hiểu rằng bạn sẽ sơ xuất khi muốn thoát nhanh khỏi trạng thái bất lợi này.

Những đề nghị hấp dẫn cộng với những lời tâng bốc thường làm cho người nói chuyện không nhận dạng ra kẻ lừa đảo. Để tránh được những cái bẫy này, cần tỉnh táo đánh giá tình hình và đặc biệt đừng vội vàng đưa ra các quyết định.

Khi hắn ta nói thao thao bất tuyệt một cách tự tin, bạn đừng ngại bất lịch sự hãy ngắt lời bằng một câu hỏi đột ngột. Nếu bị đẩy ra khỏi mạch câu chuyện, anh ta sẽ lúng túng ngừng lại một chút để suy nghĩ tìm câu trả lời thích hợp. Đây là lúc bản chất thật của anh ta có thể bị bóc trần.

Để buộc kẻ lừa đảo phải đối mặt với sự thật, bạn có thể hỏi, vừa qua, có chuyện gì đã xảy ra với công việc kinh doanh của anh ta. Nếu anh ta không thể nói được điều gì, có nghĩa chẳng có chuyện gì cả, thậm chí, hoàn toàn có thể còn chẳng có công việc kinh doanh nào cả.

Lời nói có thể làm lộ tẩy kẻ lừa đảo. Nhưng cũng có những kẻ rất kinh nghiệm biết cách kiểm soát lời nói của mình. Đối với dạng cao thủ này cũng có cách phát hiện. Các nhà nghiên cứu tâm lý cho biết, chỉ có 30% thông tin con người truyền qua lời nói, còn 70% thông qua những cử chỉ không lời khác. Đó là ngữ điệu của giọng nói, cử chỉ và điệu bộ.

Chủ một hệ thống các quán cà phê chia sẻ cách chị phát hiện kịp thời kẻ lừa đảo như thế nào: “Khi tôi tìm địa điểm thuê chỗ để mở quán, tôi thấy một thông báo rất hấp dẫn. Giá cả hợp lý. Tuy nhiên, thái độ của người phụ nữ đăng quảng cáo làm tôi không yên tâm. Chị ta rất hấp tấp, thậm chí có phần thô bạo và tỏ ra lúng túng trước những câu hỏi của tôi. Thêm nữa lại không chịu cho tôi xem những giấy tờ cần thiết. Sau đó, một người quen của tôi nhờ có kênh thông tin đặc biệt đã cho tôi biết địa điểm này nằm trong dự án cải tạo lại của thành phố, còn công ty đứng ra cho thuê chỉ là công ty ma”.

Để có thể phát hiện được hành vi lừa đảo, bạn hãy chú ý đến những tín hiệu không lời. Ví dụ, nếu người đối thoại mặt tự nhiên tái đi, quanh trán lấm tấm mồ hôi, kích thước con ngươi thay đổi đột ngột, thì bạn nên có thái độ hoài nghi trước những lời nói của anh ta. Những dấu hiệu đặc trưng của người có điều gì đó không trung thực là thở mạnh, hay chớp mắt, liên tục liếm môi.

Tuy nhiên, bạn nên lưu tâm, những người đang bối rối, sợ hãi hoặc cảm thấy khó chịu trong người cũng có những thái độ giống như vậy. Họ hoàn toàn có thể cảm thấy khó chịu vì ngồi ở chỗ bị gió thổi thẳng vào người. Do đó, để đánh giá người đối thoại còn tùy vào bối cảnh.

Nếu người đối thoại ngồi với dáng điệu không cởi mở, hai chân bắt chéo, hai khoanh tay trước ngực hoặc giấu dưới gầm bàn, ánh mắt đảo ra xung quanh, thì gần như chắc chắn họ đang định lừa dối bạn điều gì. Tuy nhiên, để khẳng định bạn nên thận trọng, có thể chỉ đơn giản là họ có điều gì đó bất ổn. Cách kiểm tra tốt nhất, bạn hãy nhớ lại xem trước khi nói chuyện trạng thái tâm lý của người thế nào? Nếu hoàn toàn bình thường thì có nghĩa đúng là có điều gì không ổn thật.

Kẻ lừa đảo có thể khống chế được điệu bộ, ánh mắt, cử động tay một cách dễ dàng, tuy nhiên, rất khó điều khiển tốc độ của cử chỉ. Nếu cử chỉ của người đối thoại chậm lại, nhiều khả năng họ đang phải suy nghĩ rất căng thẳng để đối phó với câu hỏi của bạn.

Ngoài ra, các cử chỉ như: bồn chồn sờ mó những đồ vật lặt vặt; bật tanh tách chiếc bút máy; gõ ngón tay lên mặt bàn; hoặc đối với phụ nữ thì là chăm chút đến vẻ bề ngoài của mình ví dụ như sửa lại tóc; đều chứng tỏ họ có thể có điều gì cần giấu diếm bạn.

Quan sát gương mặt dễ biết được ý nghĩ thực của người đối thoại nhất.

Thông thường, một giây sau khi bạn đưa ra câu hỏi, gương mặt của người đối thoại thể hiện trung thực điều mà anh ta đang nghĩ. Nếu trên mặt thể hiện sự ngạc nhiên, bối rối, hoặc nghi ngờ, nhưng sau đó anh ta nói với giọng rất tin tưởng vào tương lai, thì bạn phải cảnh giác. Thêm vào đó, nếu người đối thoại có thái độ như thở hắt ra, hoặc nhíu mày, thì có nghĩa câu chuyện đã đến lúc nên dừng lại.

Giám đốc điều hành một công ty lớn cho biết, trong khi thỏa thuận với đối tác, ông quan sát gương mặt của người đối thoại rất chăm chú. Theo ông, gương mặt thể hiện trung thực thái độ của người nói chuyện đối với vấn đề đang được thảo luận. Ví dụ, nếu anh ta hoàn toàn bình thản khi đang thỏa thuận về các điểm trong bản hợp đồng, hoặc không thể hiện một thái độ quan tâm đặc biệt đến các điều khoản về bồi thường cũng như các tình huống rủi do khác, thì theo ông đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự lừa đảo.

Một giám đốc điều hành một doanh nghiệp sản xuất khác chia sẻ, có một lần ông nhận được lời đề nghị mua một lô hàng với giá rất hời. Ông nói: “Chúng tôi gần như đã quyết định mua lô hàng này, nhưng tôi cảm thấy bất ổn vì thần sắc của người chủ hàng trong suốt thời gian nói chuyện rất tồi, mặt anh ta nhợt nhạt. Sau đó, qua những đối tác khác của mình, tôi biết được người chủ hàng này đã hai tháng nay không có tiền để trả lương cho nhân viên. Hơn nữa, trong kho của anh ta còn không có cả lô hàng này, anh ta muốn lừa chúng tôi để lấy tiền mặt giải quyết những vấn đề về tài chính của mình”.

Theo các nhà tâm lý, sự khác biệt về tư duy thể hiện ở khoảng không gian mà ánh mắt con người nhìn vào. Đối với 90% những người thuận tay phải, khi họ nhìn về bên trái có nghĩa họ đang suy nghĩ điều chưa biết, còn nhìn về bên phải - nhớ lại những điều đã có sẵn trong não. Còn đối với những người thuận tay trái thì ngược lại. Vì vậy, nếu kẻ lừa đảo là người thuận tay phải, thì sau câu hỏi của bạn, anh ta thường đảo mắt sang bên phải. Đây là dấu hiệu cho thấy, người đối thoại với bạn đang tìm một câu trả lời cho một vấn đề không quen thuộc với họ. Tuy nhiên, nếu như kẻ lừa đảo đã suy nghĩ trước đến tình huống mà bạn đặt ra, thì ánh mắt của hắn ta cũng sẽ chuyển động giống như đang nhớ lại một điều đã có sẵn trong đầu. Và như vậy, sẽ không có biểu hiện khác nhau khi anh ta nói dối và nói thật.

Ngoài ra, nếu hai người nói chuyện tin cậy lẫn nhau thì thường có những cử chỉ giống nhau. Ví dụ, bạn gật đầu trước lời đề nghị của đối tác thì họ cũng gật đầu lại để trả lời, bạn khoanh tay trước ngực thì người đối thoại cũng nhắc lại cử chỉ của bạn. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo cao thủ có thể biết đến điều này và bắt chiếc bạn một cách có ý thức.

Tóm lại, đọc ý nghĩ của người khác là một quá trình có thể rèn luyện được, chỉ cần bạn ý thức được điều này và không ngừng quan sát rút kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công trên con đường trở thành những nhà “ngoại cảm” thực thụ!

Vốn ít - kinh doanh thế nào?

Bạn có thể ước ao sở hữu một cửa hàng khổng lồ, một kho hàng lớn hay một hoạt động trên mạng nhưng nếu nguồn vốn của bạn thấp thì đó có lẽ giống như một giấc mơ viễn tưởng.

Tuy nhiên, một tài khoản ngân hàng rỗng tuếch cũng không ngăn nổi bạn dấn thân lập nghiệp khi bạn đang nung nấu ý tưởng. Bạn nên thừa nhận việc khai trương hoạt động kinh doanh của mình trên một qui mô nhỏ hơn.

Thực tế là, trong khi có nhiều người đầu tư hàng đống tiền để mở cơ sở kinh doanh rồi lại mau chóng đóng cửa nó thì lại có nhiều doanh nghiệp được bắt đầu chỉ với vài trăm đôla và phát triển lâu dài cùng sự khôn khéo.

Thực ra, bắt đầu kinh doanh với qui mô nhỏ có thể có nhiều thuận lợi. Nó cho phép bạn có thời gian kiểm tra thị trường và điều chỉnh những mục tiêu giá cả. Khi vốn đầu tư của bạn nhỏ, những sai lầm của bạn không phải trả giá quá nhiều về tài chính.

Qui mô kinh doanh nhỏ cũng đem lại những sáng tạo trong kinh doanh và vun đắp những thành công. Hãy nói chuyện với những người bạn và những người trong cộng đồng kinh doanh rằng bạn rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ việc nhận sản phẩm của bạn. Sau đây là một số cơ hội để bạn có thể tham khảo với nghiệp kinh doanh ít vốn của mình.

Sử dụng mục rao vặt trên báo– Bạn có thể sử dụng mục quảng cáo rao vặt của những tờ báo địa phương hay những site rao vặt trực tuyến để quảng bá sản phẩm của mình. Những hình thức quảng cáo này không mấy tốn kém, thậm chí có thể được miễn phí mà hiệu quả cũng không đến nỗi nào.

Thuê một không gian riêng trong một cửa hàng hiện hành – Bạn có thể phải ngạc nhiên khi biết rằng những nhà bán lẻ vừa và nhỏ sẽ vui mừng cho bạn thuê không gian riêng trong siêu thị của họ. Hãy nói chuyện với những người chủ và đưa ra sản phẩm của bạn với một kiểu cách chuyên nghiệp. Bạn có thể gợi ý ba tháng thử nghiệm để thấy nó đi đến đâu. Đừng quên nhận thỏa thuận của bạn bằng giấy tờ.

Ký thác sản phẩm của bạn cho những nhà bán lẻ -- Những kho hàng của những siêu thị không phải là chiếc túi không đáy và và những ông chủ bán lẻ có thể sẽ miễn cưỡng với những sản phẩm mới. Tuy nhiên, hàng hoá kí gửi cũng là một sự lựa chọn quyến rũ. Bạn có thể khiến nó trở nên đơn giản như thể bạn đang là chủ nhân của những địa điểm bán lẻ này bằng sự hiện diện sản phẩm của bạn với sự trưng bày độc lập. Hàng tháng, bạn ( hoặc đại diện của bạn) đến thăm cửa hàng bán lẻ để kiểm tra xem có bao nhiêu sản phẩm của mình được bán. Nếu thời kì uỷ thác thành công, chủ cửa hàng có thể mua lại toàn bộ.

Triễn làm thương mại. Nếu bạn có khả năng phân phối sản phẩm của bạn với khối lượng lớn thì tham gia triển lãm thương mại có thể là một giải pháp

Làm thế nào để khuyến mãi thành công

Bạn nghĩ thế nào về khuyến mại (KM)? Để có một chương trình KM thành công, bạn nên làm gì và không nên làm gì? Lên kế hoạch KM như thế nào cho phù hợp, đo lường kết quả KM bằng cách nào? KM nhiều có ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu không?.....Đó là những vấn đề được đặt ra trong chương trình “ Uống cà phê – Nói chuyện marketing để hội nhập” lần 6 do Ban Marketing của CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức vào sáng 7/7.

TẤT CẢ KHUYẾN MẠI ĐỀU THÀNH CÔNG?

Năm 2006, bia Tiger đã đưa ra chương trình khuyến mại rầm rộ “Bật nắp Tiger trúng xe BMW” . Năm 2007, kỷ niệm 75 năm thành lập, thương hiệu này lại đưa ra chương trình KM “ Bật nắp Tiger trúng vàng”. Theo anh chị, Tiger có đi đúng hướng và thành công không? Chủ tọa chương trình, anh Hồ Sĩ Tuấn Phát – Giám đốc Marketing công ty Pepsico đặt câu hỏi. Nhiều Doanh nhân trong ban cho rằng: Tiger đã rất thành công khi đưa ra các chương trình KM này. Việc chọn thương hiệu phổ biến làm KM cũng là cách khẳng định đẳng cấp của thương hiệu, tạo được tiếng vang cho Tiger, doanh số bán ra trong thời gian KM cũng tăng đột biến. Anh Phát khẳng định: “ Không phải chương trình KM nào cũng thành công như mong muốn do không có mục tiêu rõ ràng, không biết cách thiết lập cấu trúc một KM để dẫn đén kích thích sự tăng trưởng tiêu dùng. Thực tế có nhiều KM qui mô rất lớn với nhiều giải thưởng cao như căn hộ, xe hơi vẫn chưa đáp ứng được mục đích đề ra, chưa được người tiêu dùng quan tâm vì chương trình nhàm chán, vì khách hàng không tin vào cơ hội trúng thưởng ; có những KM không đúng với thị hiếu, người tiêu dùng không quan tâm…. Chẳng hạn, cũng là KM nhưng Mê Linh Plaza đưa ra chương trình “ Mua sắm ở Mê Linh Plaza có cơ hội đi du lịch châu âu ( khả năng trúng xa vời), còn Parkson rất cụ thể: “ Chỉ mua hàng 500.000đ ( mức thấp nhất) sẽ được tặng một coupon mua hàng giảm giá các mặt hàng khác”. Riêng hình ảnh , ngoài việc quảng bá rầm rộ chương trình KM, Paskson còn cho nhân viên mặc quần áo đồng phục có in nội dung KM trong nhiều tuần liền để gây ấn tượng mạnh… Còn Mê Linh tuy cũng quảng bá rầm rộ không kém, cũng đầy đủ các thông điệp cho chương trình nhưng hình ảnh hoa hậu MPT quá lớn khiến người tiêu dùng chỉ chú ý đến cô, vô tình làm mờ nhạt hình ảnh của trung tâm này”.

Đưa ra việc một ngân hàng có chương trình KM rất lớn tại Saigon Center nhưng khi hỏi đến chương trình thì nhân viên rất lờ mờ, khiến khách hàng không quan tâm hoặc không đủ niềm tin, anh Nguyễn Văn Ngoan – Phó TGĐ Công ty CP Đầu Tư Việt "CEO" khẳng định thêm: KM dù lớn cỡ nào nhưng nhân viên bán hàng không hiểu kỹ về chương trình cũng sản phẩm của công ty thì khó thành công.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHUYẾN MẠI THÀNH CÔNG?

Anh Hồ Sĩ Tuấn Phát nhấn mạnh : “Mục tiêu của KM là phải làm tròn 3 nhiệm vụ : Xây dựng thương hiệu, tăng doanh số, đẩy mạnh phân phối. Thực hiện được cả 3 yếu tố đó không dễ bởi khi làm KM, các doanh nghiệp thường chú trọng tăng số lượng mà bỏ quên việc xây dựng thương hiệu, không đẩy mạnh phân phối. Có không ít công ty “vui mừng” khi thấy số lượng bán ra của sản phẩm tăng nhanh khi thực hiện KM, song thực tế, con số tăng này là con số ảo vì người tiêu dùng không tiêu thụ thêm sản phẩm mà là các đại lý “ tranh thủ” KM để ôm hàng. Một hãng sữa khi đưa ra chương trình KM “Mua sữa trúng xe @”đã bán được kha khá hàng, nhưng sau số lượng giảm hẳn vì thông tin về chất lượng, đặc điểm nổi bật của sữa này là gì…thì người tiêu dùng rất lơ mơ. Do vậy, KM không chỉ chú trọng giải thưởng mà phải làm nổi bật động cơ của ngành hàng tạo ra sự khác biệt của thương hiệu, làm tăng ức mạnh thương hiệu, qua đó tăng doanh số. Theo trình tự khá logic, một KM mang tính hiệu quả chỉ khi nào tiếp thị đặt ra mục tiêu rõ ràng, như xây dựng độ nhận biết của thương hiệu mới, xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng, tăng trưởng mật độ tiêu dùng trong cùng thời kỳ. KM phải bám sát mục tiêu này và phải thỏa mãn sự thật ngầm hiểu của người tiêu dùng cần gì, tại sao người ta tham gia KM, tại sao không?Thực tế, có những KM lớn nhưng ít người quan tâm trong khi có những KM nhỏ nhưng lại lôi cuốn vì tạo ra phong cách mới, trẻ, như chương trình KM “Pepsi giai điệu số, nhắn tin trúng Nokia N72 mỗi giờ” trong tháng 4 và tháng 5 đã lôi cuốn 1,4 triệu lượt bạn trẻ thăm website : http://www.pepsiword.com.vn/. Và để KM tăng tính hiệu quả, sau mỗi chương trình phải đo lường kết quả xem tác động của nó đến thương hiệu, mức độ phân phối …..như thế nào, mục tiêu đề ra ban đầu có đạt được hay không để áp dụng vào các chương trình KM sau.

NGUYÊN TẮC VÀNG

Có vẻ lý thuyết nhưng những nguyên tắc đúc kết trong hội thảo đã được tán đồng và được coi là bài học đắt giá, tạm gọi là những “ Nguyên tắc vàng”. Một trong những nguyên tắc được nhấn mạnh là không nên xây dựng thương hiệu chỉ bằng KM mà ngược lại, KM để làm thương hiệu mạnh hơn. Khi mới tung ra sản phẩm mới, không nên đưa ra chương trình KM quá hấp dẫn vì nó sẽ lấn át thương hiệu, khiến người tiêu dùng không biết thương hiệu đó là gì ngoài giá trị giải thưởng của KM. Không phủ nhận hiệu quả của KM nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng, không nên lạm dụng KM quá nhiều vì lòng trung thành, tin tưởng của khách hàng với sản phẩm mới là sức mạnh bền vững của thương hiệu.

Những bài học của một doanh nhân thành đạt

Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu.

Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm. Mỗi tuần, các ứng cử viên được chia làm 2 nhóm và được giao làm việc với một dự án riêng và kết thúc dự án cũng là lúc Sir Alan 'đuổi' một người bên đội bị thua. Tập cuối cùng của loạt chương trình 'The Apprentice' mới được phát trên BBC, với chiến thắng thuộc về Tim Campbell, một ứng cử viên da màu 27 tuổi. Sir Alan Sugar đã cho rằng mỗi dự án trong mỗi chương trình có một ý nghĩa kinh doanh sâu sắc và rằng người xem đều có thể tìm thấy những bài học kinh doanh trong đó. Và sau đây là những bài học mà ông đã rút ra:

Tôn trọng người có thẩm quyền

Trong tuần thứ nhất, các ứng cử viên được chia làm 2 đội để ra đường bán hoa tươi trong vòng vài giờ. Đội nữ thu về ít lợi nhuận và bị thua. Theo Sir Alan, đội này thua vì các thành viên đều muốn mình nổi trội một cách cá nhân, "họ dành nhiều thời gian để lục vấn người trưởng nhóm hơn là thời gian để làm công việc bán hàng."

BÀI HỌC: Cần tôn trọng lãnh đạo. Nếu mỗi cá nhân đều muốn mình nổi trội trong một bối cảnh cạnh tranh và cố gắng làm vậy kể cả khi đem lại thiệt hại cho đồng nghiệp, họ sẽ đều thất bại

Hãy lắng nghe đồng nghiệp

Trong tuần thứ hai, các ứng cử viên lại được chia làm 2 đội, mỗi bên phải tìm cách bán một sản phẩm với giá tối đa là £10. Trưởng nhóm Lindsay đã đi ngược lại ý kiến của 5 thành viên trong nhóm nữ và chọn sản phẩm "Tín hiệu bí mật" để bán mặc dù cả nhóm đều muốn chọn sản phẩm người máy đồ chơi. Sản thành viên trong nhóm cho rằng chọn sản phẩm này là sai lầm trong kỷ nguyên gửi tin nhắn qua điện thoại di động.

BÀI HỌC: Sir Alan nói: "Nếu tất cả mọi người trong phòng nói là tôi sai thì kể cả một người bướng bỉnh như tôi cũng sẽ nghe họ."

Linh hoạt

Trong tuần thứ 4, các ứng viên vẫn được chia làm 2 nhóm nhưng lúc này mỗi nhóm đều có cả nam và nữ. Lần này, mỗi nhóm được giao quản lý một khoảng trong khu vực bán đồ chơi của Harrods, một cửa hàng nổi tiếng tại London. Đội "First Forte", do Tim Campbell, người sau này dành chiến thắng, làm trưởng nhóm, đã nhanh chóng bán được nhiều hàng sau khi tuyển một người chuyên vẽ mặt cho trẻ em ngay tại cửa hàng và tổ chức sử dụng thử đồ chơi để thu hút khách hàng. Trong khi đó, đội "Impact", mới đầu khá chật vật. Sau khi hỏi ý kiến của chính các nhân viên cửa hàng Harrods, đội này đã cử một thành viên trong nhóm mặc một chiếc áo giả làm gấu và đã thu hút được nhiều trẻ em tới cửa hàng, và cuối cùng đã thu về rất nhiều lợi nhuận.

BÀI HỌC: Khi ở trong thương trường, hãy giữ một thái độ mở, học từ những người khác và hành động.

Thông hiểu thị trường

Trong tuần thứ 5, hai đội thực hiện dự án bán tranh tại một phòng tranh. Một lần nữa, đội First Forte lại tỏ ra giành được nhiều chiến thắng lúc khởi đầu, bán được nhiều tranh với giá tốt. Nhưng đội Impact, lần này do ứng cử viên James đứng đầu, tỏ ra là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ hiểu rằng sẽ có một số người yêu nghệ thuật rất giàu có tới dự buổi tiệc bán tranh và đã giành chiến thắng nhờ bán được có 2 bức tranh rất đắt tiền.

BÀI HỌC: Hiểu rõ thị trường sẽ giành chiến thắng trên tay đối thủ

Kiểm soát chi phí

Trong tuần thứ 8, hai đội phải nghiên cứu, phát triển và sản xuất một số sản phẩm thực phẩm để bán tại một khu chợ nông thôn. Đội Impact mua những nguyên liệu khá đắt, trong đó có pho mát và thịt, để nấu các loại súp để bán. Đội First Forte dựa trên ý tưởng của Saira Khan, ứng cử viên vào đến tuần chung kết, đã mua những nguyên liệu rẻ hơn như hoa quả để làm mứt. Cuối cùng First Forte đã thu về lợi nhuận £364 trong khi Impact chỉ đạt £149 và phải đổ đi rất nhiều súp không bán được.Sir Alan đã 'đuổi' trưởng nhóm Ben vì đã mắc một "sai lầm chết người" là không kiểm soát được chi phí.

BÀI HỌC: Lãi là yếu tố căn bản và nơi để xác định lợi nhuận tiềm năng không phải là những gì thu được khi bán hàng mà là lượng hàng phải đổ đi vì không bán được.

Đừng bao giờ cố tỏ ra mình như một người khác

Trước tuần chung kết, 4 ứng cử viên còng lại đã phải trải qua những cuộc phỏng vấn vô cùng khó khăn với các chuyên gia do Sir Alan bổ nhiệm, 2 người bị loại sau vòng này để còn lại 2 người cho tuần chung kết. Saira Khan đã bị người phỏng vấn làm cho xấu hổ sau khi lớn tiếng tuyên bố "Tôi rất ghét những người nói dối" nhưng sau đó lại bị phát hiện là đã "đánh bóng" công việc của mình một cách quá đáng. Paul khoe khoang rằng anh kinh doanh bất động sản với tổng vốn hiện là 3 triệu bảng, nhưng đã phải ngắc ngứ khi bị hỏi trong tổng số vốn đó có bao nhiêu là do cầm cố vay, và cuối cùng đã bị đuổi ở tuần này.

BÀI HỌC: Là một ứng cử viên khi đi phỏng vấn xin việc, đừng cố tỏ ra mình là một người khác - bạn có thể bị lật tẩy.

Những bài học của một doanh nhân thành đạt

Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu.

Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm. Mỗi tuần, các ứng cử viên được chia làm 2 nhóm và được giao làm việc với một dự án riêng và kết thúc dự án cũng là lúc Sir Alan 'đuổi' một người bên đội bị thua. Tập cuối cùng của loạt chương trình 'The Apprentice' mới được phát trên BBC, với chiến thắng thuộc về Tim Campbell, một ứng cử viên da màu 27 tuổi. Sir Alan Sugar đã cho rằng mỗi dự án trong mỗi chương trình có một ý nghĩa kinh doanh sâu sắc và rằng người xem đều có thể tìm thấy những bài học kinh doanh trong đó. Và sau đây là những bài học mà ông đã rút ra:

Tôn trọng người có thẩm quyền

Trong tuần thứ nhất, các ứng cử viên được chia làm 2 đội để ra đường bán hoa tươi trong vòng vài giờ. Đội nữ thu về ít lợi nhuận và bị thua. Theo Sir Alan, đội này thua vì các thành viên đều muốn mình nổi trội một cách cá nhân, "họ dành nhiều thời gian để lục vấn người trưởng nhóm hơn là thời gian để làm công việc bán hàng."

BÀI HỌC: Cần tôn trọng lãnh đạo. Nếu mỗi cá nhân đều muốn mình nổi trội trong một bối cảnh cạnh tranh và cố gắng làm vậy kể cả khi đem lại thiệt hại cho đồng nghiệp, họ sẽ đều thất bại

Hãy lắng nghe đồng nghiệp

Trong tuần thứ hai, các ứng cử viên lại được chia làm 2 đội, mỗi bên phải tìm cách bán một sản phẩm với giá tối đa là £10. Trưởng nhóm Lindsay đã đi ngược lại ý kiến của 5 thành viên trong nhóm nữ và chọn sản phẩm "Tín hiệu bí mật" để bán mặc dù cả nhóm đều muốn chọn sản phẩm người máy đồ chơi. Sản thành viên trong nhóm cho rằng chọn sản phẩm này là sai lầm trong kỷ nguyên gửi tin nhắn qua điện thoại di động.

BÀI HỌC: Sir Alan nói: "Nếu tất cả mọi người trong phòng nói là tôi sai thì kể cả một người bướng bỉnh như tôi cũng sẽ nghe họ."

Linh hoạt

Trong tuần thứ 4, các ứng viên vẫn được chia làm 2 nhóm nhưng lúc này mỗi nhóm đều có cả nam và nữ. Lần này, mỗi nhóm được giao quản lý một khoảng trong khu vực bán đồ chơi của Harrods, một cửa hàng nổi tiếng tại London. Đội "First Forte", do Tim Campbell, người sau này dành chiến thắng, làm trưởng nhóm, đã nhanh chóng bán được nhiều hàng sau khi tuyển một người chuyên vẽ mặt cho trẻ em ngay tại cửa hàng và tổ chức sử dụng thử đồ chơi để thu hút khách hàng. Trong khi đó, đội "Impact", mới đầu khá chật vật. Sau khi hỏi ý kiến của chính các nhân viên cửa hàng Harrods, đội này đã cử một thành viên trong nhóm mặc một chiếc áo giả làm gấu và đã thu hút được nhiều trẻ em tới cửa hàng, và cuối cùng đã thu về rất nhiều lợi nhuận.

BÀI HỌC: Khi ở trong thương trường, hãy giữ một thái độ mở, học từ những người khác và hành động.

Thông hiểu thị trường

Trong tuần thứ 5, hai đội thực hiện dự án bán tranh tại một phòng tranh. Một lần nữa, đội First Forte lại tỏ ra giành được nhiều chiến thắng lúc khởi đầu, bán được nhiều tranh với giá tốt. Nhưng đội Impact, lần này do ứng cử viên James đứng đầu, tỏ ra là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ hiểu rằng sẽ có một số người yêu nghệ thuật rất giàu có tới dự buổi tiệc bán tranh và đã giành chiến thắng nhờ bán được có 2 bức tranh rất đắt tiền.

BÀI HỌC: Hiểu rõ thị trường sẽ giành chiến thắng trên tay đối thủ

Kiểm soát chi phí

Trong tuần thứ 8, hai đội phải nghiên cứu, phát triển và sản xuất một số sản phẩm thực phẩm để bán tại một khu chợ nông thôn. Đội Impact mua những nguyên liệu khá đắt, trong đó có pho mát và thịt, để nấu các loại súp để bán. Đội First Forte dựa trên ý tưởng của Saira Khan, ứng cử viên vào đến tuần chung kết, đã mua những nguyên liệu rẻ hơn như hoa quả để làm mứt. Cuối cùng First Forte đã thu về lợi nhuận £364 trong khi Impact chỉ đạt £149 và phải đổ đi rất nhiều súp không bán được.Sir Alan đã 'đuổi' trưởng nhóm Ben vì đã mắc một "sai lầm chết người" là không kiểm soát được chi phí.

BÀI HỌC: Lãi là yếu tố căn bản và nơi để xác định lợi nhuận tiềm năng không phải là những gì thu được khi bán hàng mà là lượng hàng phải đổ đi vì không bán được.

Đừng bao giờ cố tỏ ra mình như một người khác

Trước tuần chung kết, 4 ứng cử viên còng lại đã phải trải qua những cuộc phỏng vấn vô cùng khó khăn với các chuyên gia do Sir Alan bổ nhiệm, 2 người bị loại sau vòng này để còn lại 2 người cho tuần chung kết. Saira Khan đã bị người phỏng vấn làm cho xấu hổ sau khi lớn tiếng tuyên bố "Tôi rất ghét những người nói dối" nhưng sau đó lại bị phát hiện là đã "đánh bóng" công việc của mình một cách quá đáng. Paul khoe khoang rằng anh kinh doanh bất động sản với tổng vốn hiện là 3 triệu bảng, nhưng đã phải ngắc ngứ khi bị hỏi trong tổng số vốn đó có bao nhiêu là do cầm cố vay, và cuối cùng đã bị đuổi ở tuần này.

BÀI HỌC: Là một ứng cử viên khi đi phỏng vấn xin việc, đừng cố tỏ ra mình là một người khác - bạn có thể bị lật tẩy.

10 lý do ngăn cản bạn làm giàu

Hẳn bạn vẫn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn không trở thành tỉ phú vì bạn không kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế, đối với hầu hết mọi người, thu nhập không phải là lý do chính quyết định họ có trở thành tỉ phú hay không. Cách sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày mới là nguyên nhân chính. Và có đến 10 lý do ngăn cản con đường làm giàu của bạn đấy!

1. Quá quan tâm đến suy nghĩ của hàng xóm.


Nhà hàng xóm mới sắm cái ti vi LCD vài chục triệu, thế là bạn cũng lùng sục bàn với chồng, nhất định cuối tuần phải rước cái LCD về đặt ở phòng khách? Sai lầm. Nếu bạn đang cạnh tranh với họ xem ai nhiều của cải hơn, bạn đang phí tiền mua những thứ xa xỉ thay vì nên tích trữ và tự làm giàu cho chính mình.

2. Không đủ kiên nhẫn.

Hãy cảnh giác với những chiếc thẻ tín dụng. Chúng ra đời giúp bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền thực có. Nhưng nếu bạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì không thể chờ đến khi đủ tiền mua sắm, bạn đang làm giàu cho người khác và tự “chôn” mình dưới hố nợ.

3. Những thói quen xấu.

Shopping, ăn tiêu xa xỉ, hút thuốc, uống rượu, mê đánh bạc... là những thói quen xấu làm thâm thủng ngân sách. Mức độ “tàn phá” của những thói quen tai hại này luôn vượt xa chi phí trước mắt. Như hút thuốc chẳng hạn, một điếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn và kéo theo là sự sụt giảm khả năng kiếm tiền. Hay như “căn bệnh” nghiền shopping của giới chị em, chất một đống đồ trong tủ cho thoả cơn nghiền, không những làm hao ngân sách mà còn tốn thời gian cho những kế hoạch và mục tiêu làm giàu của bạn.

4. Không có mục tiêu sống.

Nếu không có mục tiêu làm giàu, bạn sẽ không có cơ hội làm giàu. Làm giàu không đơn giản là chỉ suy nghĩ hoặc nói to: “Tôi muốn thành tỉ phú”. Bạn nên dành chút thời gian để lên kế hoạch đầu tư hằng năm cũng như phương hướng thực hiện những dự tính của mình.

“Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!”

5. Chưa chuẩn bị tốt.

Những chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu chưa chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất bằng cách mua bảo hiểm thích hợp, sự giàu có bạn dày công xây dựng có thể đội nón ra đi.

6. Quá nóng vội.

Sự giàu có không từ trên trời rơi xuống. Đừng nghĩ rằng trúng số là điều dễ xảy ra! Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình huống ngược lại!

7. Dựa dẫm người khác.

Không ít người cho rằng mình ít kiến thức về đầu tư nên luôn nghe theo chỉ dẫn của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền và kế hoạch họ vạch ra cho bạn có thể mang lợi cho họ nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên, những ý tưởng mới nhưng hãy là người quyết định cuối cùng việc đầu tư của chính mình!

8. Đứng núi này trông núi nọ.

Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ.

9. Luôn e sợ

Bạn sợ rủi ro nên khư khư giữ tiền trong ngân hàng. Nhưng đừng quên rằng đồng tiền mất giá từng ngày, lạm phát chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Sợ mất tiền có thể khiến bạn nghèo đi trông thấy.

10. Bỏ lơ tài chính

Một sai lầm rất phổ biến là tự cho mình đã kiếm đủ và tài chính sẽ tự sinh sôi. Làm giàu phải được vạch kế hoạch cụ thể và không xảy ra một cách thần kỳ với bất cứ ai.

Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ

Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục nghìn cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ" Wal-Mart trụ lại. Sở dĩ Wal-Mart có được sự phát triển như ngày hôm nay là nhờ tập đoàn này được chèo chống bởi một nhà kinh doanh tài ba - Sam Walton.

Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ. Hằng ngày, người thanh niên 28 tuổi này có nhiệm vụ cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho khách hàng.

Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực tiếp "va chạm" với đủ các loại khách hàng, Sam Walton đã phát hiện Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê mình.

Với phản xạ kinh doanh nhạy bén, Sam Walton lập tức dốc toàn bộ số tiền 150 đôla thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn Bentonville quê ông.

Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửa hàng của Sam chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi, buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton đã thu hút số lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton.

Mặc dù có bước khởi đầu khá thuận lợi nhưng là con người xuất thân từ nông thôn, Walton rất tiết kiệm trong chi phí. Thậm chí khi trở thành một trong số những người giầu nhất nước Mỹ, Sam vẫn là một con người bình dị và khiêm tốn.

Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu thập niên 1970. Hiện nay, hệ thống cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn chiếc nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, châu Âu và tích cực vươn sang châu Á. Quy mô khổng lồ hiện nay của Wal-Mart đã được giới kinh doanh Mỹ thừa nhận. Theo thống kê của Hiệp hội thương mại Mỹ, doanh số bán hàng của Wal-Mart đạt 216 tỷ đôla một năm, vượt qua doanh số bán hàng của hãng điện tử gia dụng nổi tiếng GE và chỉ chịu đứng sau tập đoàn kinh doanh xăng dầu khổng lồ lớn thứ 2 thế giới là Exxon-Mobil.

Theo bảng xếp hạng tạp chí danh tiếng Fortune vừa công bố, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. Wal-Mart ở vị trị số một với doanh số vượt trội 288 tỷ đôla, trong đó lợi nhuận đạt 10,2 tỷ đôla. Suốt từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng đầu danh sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”.

Trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn và công bố hồi đầu tháng 4 năm 2005, người sáng lập Wal-Mart Sam Walton được xếp thứ 2, chỉ sau Bill Gates, tỷ phú giàu nhất thế giới và là chủ tập đoàn Microsoft.

Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart. Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 4.688 cửa hàng khắp thế giới, với hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ.

Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỷ đô la một năm. Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ đôla mỗi tuần. Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. So với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors. Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ đôla.

Nếu xem Wal-Mart như một quốc gia thì đây là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, vượt qua cả Nga và Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc (sau Đức). Với giá cả hết sức chặt chẽ và yêu cầu cao đối với nhà phân phối, Wal-Mart đã làm thay đổi phương thức làm ăn kinh doanh của Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, trong một thập kỷ nữa, doanh số hằng năm của Wal-Mart có thể vượt 1.000 tỷ đôla. Những số liệu này chỉ một quốc gia mạnh mới có thể có được. Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỷ đôla. Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người.

Nếu như giai đoạn giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors và giai đoạn cuối thế kỷ 20 là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Tập đoàn này hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng.

Khi đứng ra thành lập công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wal-Mart vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, chắc hẳn Sam Walton không ngờ có ngày công ty của ông lại đứng trên cả những đại gia trong các ngành công nghiệp dầu khí (Exxon-Mobil), xe hơi (General Motors, Ford Motors), máy bay (Boeing… và trở thành công ty số một của nền công nghiệp Mỹ và thế giới.

Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh sách của Fortune (bắt đầu công bố từ năm 1955). Ngoài ra, Wal-Mart cũng hiện diện trong danh sách Fortune 100 công ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin vào làm việc nhất.

Một trong những tính cách đặc biệt của ông là luôn khuyến khích tinh thần của nhân viên. Như năm 1975, nhân một chuyến công tác tới Hàn Quốc, S.Walton đã cao hứng sáng tác bài hát riêng cho Wal-Mart có tên là “Wal-Mart Cheer” để cổ động tinh thần làm việc của nhân viên cũng như nâng cao tính đoàn kết trong nội bộ. Bài ca vẫn được lưu truyền rộng rãi trong Wal-Mart cho tới ngày nay. Tính đến năm 2005, Wal-Mart có tất cả 1.300.000 công nhân viên trên toàn thế giới, trở thành tập đoàn tư nhân đông nhân viên nhất thế giới.

Công thức làm ăn của ông đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác là cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên.

Toàn bộ bí kíp kinh doanh của gã tỷ phú bán lẻ Sam Walton được gói gọn trong cuốn "Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ", do Công ty Alpha Books phát hành. Với Sam Walton “Bí quyết thành công của một người bán lẻ hàng hóa là phải mang lại cho khách hàng những điều mà họ muốn. Nhưng như vậy chưa đủ, để trở thành xuất sắc, khách hàng phải được hưởng nhiều hơn cái họ chờ đợi. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ muốn gì: Hàng hóa chất lượng tốt và phong phú? Giá thành thấp nhất? Độ tin cậy tối đa? Dịch vụ tận tình? Giờ giấc thuận tiện? Nơi đỗ xe miễn phí? Tất nhiên, khi họ thấy yên tâm, họ sẽ tiếp tục tới cửa hàng. Còn ngược lại, cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta không bao giờ gặp lại những khách hàng không được thỏa mãn nhu cầu”.

Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ vững phương châm ấy.

Thành ông trùm buôn cổ phiếu chỉ với vài đôla

"Nóng vội thường dẫn đến bốc đồng, mà những ai có tính bốc đồng thường ít khi thành công trên thương trường" - Jesse Livermore - nhà buôn tiền vĩ đại những năm 1980 đã đúc rút kinh nghiệm của mình sau nhiều năm tung hoành ở phố Wall.

Jesse Livermore sinh xuất thân trong một gia đình nghèo nên ngay từ nhỏ, ông đã có ý thức làm giàu. Chỉ với vài đôla mẹ cho, Jesse Livermore bỏ nhà lên Boston (Mỹ) để tìm việc. Cậu được nhận vào làm tại công ty chứng khoán Payne Webber và kiếm được 6 đôla một tuần. Nhiệm vụ của Jesse Livermore lúc bấy giờ là ghi giá cổ phiếu trên bảng để thông báo cho các nhà đầu tư.

Livermore là một học sinh xuất sắc về môn toán và ông thấy rằng được làm việc trong Phố Wall là sự lựa chọn đúng đắn. Ông có khả năng nhớ giá và những ký hiệu trong máy điện báo khá tốt khi làm ở Payne Weber. Ông bắt đầu ghi những con số vào một cuốn sổ ghi chép và sớm nhận thấy những con số này tuân theo một vài mô hình nhất định.

Khi 15 tuổi, ngay tại nơi làm việc, Livermore đã nghiêm túc học mô hình cổ phiếu và sự thay đổi về giá cổ phiếu. Chính quá trình tích lũy này đã giúp ông quan sát cách mọi người tham gia thị trường chứng khoán như thế nào. Ông nhận thấy hầu hết mọi người thua lỗ ở thị trường chứng khoán vì họ đưa ra quyết định giao dịch không theo những nguyên tắc đã đề ra. Họ không nghiên cứu môn học về thị trường và những hoạt động diễn ra trong thị trường chứng khoán trong khi việc nghiên cứu này lại vô cùng cần thiết.

Ông đã tiến hành buôn bán chứng khoán lần đầu tiên trong đời cùng với một người bạn. Họ đầu tư toàn bộ số tiền 5 đôla để mua cổ phiếu của Burlington bởi vì bạn của Livermore cho rằng giá cổ phiếu này sẽ tăng. Họ tiến hành giao dịch với một trong những công ty hoạt động chui ở Boston. Đối với những nhà đầu tư có ít tiền thì giao dịch với những công ty này rất hấp dẫn, đơn giản vì họ chỉ đánh cược về xu hướng tiếp theo của cổ phiếu hoặc xu hướng của phiên giao dịch ngắn hạn. Hơn thế nữa, nhà đầu tư vẫn được phép đánh cược xu hướng tăng lên hay giảm đi của cổ phiếu mà không cần phải có giấy chứng nhận có cổ phiếu ở một công ty.

Nếu dự đoán chệch 10% so với thực tế thì giao dịch của bạn sẽ không được công nhận. Quy định chỉ cho lệch 10% so với thực tế có hiệu lực tại thời điểm đó và nhờ quy định này mà Livermore đã tự xây dựng cho mình quy tắc giảm thua lỗ triệt để mà sau này ông đã nghiêm túc thực hiện trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Trải qua thời gian và kinh nghiệm, ông đã trau dồi được kiến thức và có thể giảm thua lỗ xuống dưới 10%.

Nhắc lại vụ đầu tư mua cổ phiếu của Burlington, trước tiên Livermore kiểm tra cuốn sổ ghi chép của mình và ông càng tin tưởng rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm dựa trên sơ đồ giao dịch cổ phiếu gần đây. Như vậy, ông đã giao dịch cổ phiếu lần đầu tiên năm 15 tuổi và kết thúc phiên giao dịch này, ông kiếm được số tiền lãi là 3,12 đôla.

Ông tiếp tục công việc làm ăn với những công ty hoạt động chui. Khi 16 tuổi, từ việc giao dịch chứng khoán, ông có thể kiếm được số tiền nhiều hơn so với số tiền lương nhận được từ Payne Webber. Khi kiếm được 1.000 đôla, ông bỏ hẳn công việc ở Payne Webber để chính thức chuyển sang giao dịch chứng khoán với những công ty hoạt động chui.

Khi 20 tuổi, Livermore kiếm được nhiều tiền đến mức ông bị cấm tham gia giao dịch cổ phiếu ở những công ty hoạt động chui ở Boston và New York, bởi ông đã khiến những công ty này mất đi khoản lợi nhuận của mình. Với thành công này, người ta đã đặt cho ông biệt danh là “Chú bé đầu cơ”. Những ông chủ trong các công ty hoạt động chui không muốn làm việc với ông vì những phiên giao dịch chứng khoán thành công của ông khiến cho họ mất đi nguồn lợi nhuận.

Cuối cùng thời điểm của ông đã đến, đây là lúc ông có thể kiểm tra năng lực của mình trong một thị trường giao dịch lớn hơn. Thông qua một công ty môi giới, ông mở một tài khoản với số tiền 2.500 đôla. Số tiền này được trích từ số tiền 10.000 đôla mà ông đã kiếm được khi còn giao dịch kinh doanh với những công ty hoạt động chui.

Do thua lỗ nhiều, Livermore đã rút ra một bài học, đó là công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng đơn giản. Chính vì thế, ông bắt đầu nghiên cứu những sai lầm đã mắc khiến ông thua lỗ. Bản phân tích chi tiết những lỗi đã mắc đã giúp ông thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bản phân tích này cũng là một trong những bài học quý báu nhất mà ông đúc kết được.

New York không phải là nơi thành công của Livermore. Ông đã bị phá sản chỉ trong sáu tháng, phải vay 500 đôla từ công ty môi giới chứng khoán. Cầm số tiền này trong tay, ông quay trở lại giao dịch chứng khoán với những công ty hoạt động chui với hy vọng rằng mình có thể lấy lại được số tiền ban đầu. Ông nhận thấy những công ty hoạt động chui này niêm yết giá cổ phiếu ngay lập tức trong khi đó Thị trường Chứng khoán New York thường làm các công việc này rất chậm trễ. Tại thời điểm đó, ông thường quen với hệ thống niêm yết giá ngay lập tức và nhanh chóng giao dịch chứng khoán. Sau hai ngày, ông quay trở lại New York với số tiền 2.800 đôla và trả khoản tiền 500 đôla đã vay trước đó.

Nhưng khi trở lại New York, ông thấy công việc khó khăn hơn so với dự tính và nhận thấy mình cùng lắm chỉ hòa vốn trên thị trường New York, vì vậy ông quay trở lại giao dịch với những công ty hoạt động chui lần cuối cùng. Chỉ khi Livermore có tới 10.000 đôla trong tài khoản, các công ty hoạt động chui này mới phát hiện ra ông. Một lần nữa, ông bị cấm không được giao dịch chứng khoán với những công ty này.

Năm 1901, ông trở lại New York và đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu giao dịch được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York. Trong khi các hoạt động đầu cơ chờ giá lên diễn ra sôi nổi thì nhờ mua cổ phiếu của hãng Northern Pacific, Livermore đã tăng số tiền 10.000 đôla của mình lên 50.000 đôla. Ít lâu sau, ông đầu tư số tiền này với hình thức vay cổ phiếu từ người môi giới với hy vọng mua lại với giá thấp hơn và kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này, bởi ông cho rằng thị trường cổ phiếu có thể mất giá trong một thời gian ngắn. Mặc dù ông thua lỗ trong hai phiên giao dịch này nhưng những nhận định ban đầu của ông là đúng. Bởi do có quá nhiều người tham gia giao dịch cổ phiếu này nên việc ông chậm trễ khi đưa ra những quyết định giao dịch đã khiến ông thua lỗ do giá cổ phiếu diễn ra ngược so với những gì ông dự đoán.

Từ kinh nghiệm này, ông đã thấy được khó khăn khi giao dịch ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Ông thấy mình phải học cách thích nghi với những môi trường giao dịch khác nhau, từ những giao dịch được thực hiện ngay lập tức ở những công ty hoạt động chui tới những những phiên giao dịch có tổ chức, diễn ra phức tạp hơn nhiều. Mùa xuân năm 1901, Livermore lại bị phá sản một lần nữa. Ông phát hiện một công ty hoạt động chui vừa mới đi vào hoạt động kinh doanh. Ông cho rằng có thể lấy lại được số vốn lúc đầu nếu ông giao dịch với những công ty mới như thế này. Trong vòng gần một năm, ông đã thu hồi được số vốn của mình cho đến khi bị phát hiện và bị cấm hoạt động giao dịch chứng khoán ở đó.

Trải qua nhiều lần thua lỗ, Livermore đã đúc kết được rằng con người phải qua những lần thua lỗ thực sự thì mới có thể tìm ra con đường làm ăn kinh doanh phù hợp với mình. Ông vẫn kiên định theo đuổi sự nghiệp và tiếp tục học hỏi rút ra bài học từ và những lần thất bại.

Đây cũng là thời điểm ông khám phá ra yếu tố thời gian. Yếu tố thời gian trong giao dịch cổ phiếu nghĩa là cần phải kiên nhẫn và con đường dẫn tới thành công trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu sẽ phải mất nhiều thời gian.

Tại phiên giao dịch cổ phiếu của những công ty hoạt động chui, do tính chất mạo hiểm, dễ gặp rủi ro ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động nên thời gian giao dịch thường diễn ra rất nhanh. Ở New York, yếu tố thời gian có nghĩa là việc giao dịch cổ phiếu diễn ra chậm hơn so với những giao dịch ngay tức thì. Sự khác nhau của yếu tố thời gian giữa thị trường chứng khoán chính thức và những công ty chui chính là ở chỗ với công ty chui thường phản ứng nhanh hơn với thị trường. Còn trên thị trường chứng khoán đòi hỏi tính kiên nhẫn và nhờ đức tính này, Livermore đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Yếu tố thời gian cũng giúp ông hiểu rằng con đường dẫn tới thành công trong lĩnh vực đầu cơ cổ phiếu sẽ đến sau một khoảng thời gian nhất định. Thành công không thể một sớm một chiều có được.

Livermore nhận thấy rằng sai lầm lớn nhất mà một người mắc phải trên thị trường chứng khoán là thiếu kiên nhẫn. Qua nhiều kinh nghiệm, ông đã học được cách tin tưởng vào khả năng phán đoán của mình. Một chiến thuật quan trọng mà ông thực hiện là mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tăng.

Livermore chỉ mua cổ phiếu khi ông đã quan sát sự biến động của giá. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì việc quyết định mua cổ phiếu đó là hoàn toàn có căn cứ. Việc đưa ra những quyết định giao dịch hoàn toàn đúng này đã giúp ông vững tin vào chiến thuật mà mình đưa ra: mua cổ phiếu với số lượng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng. Nhờ đó lợi nhuận gia tăng đáng kể khi ông mua một số loại cổ phiếu đặc biệt.

Livermore đã sử dụng hai chiến lược trên khi giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường vào cuối năm 1906 do thị trường đã gặp khó khăn trong việc duy trì sự sôi động trong xu thế giá tăng cao. Ông tiếp tục giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn bởi vì giá những cổ phiếu yếu tiếp tục giảm. Ông đã giao dịch thành công với loại cổ phiếu này trong giai đoạn đầu khi thị trường có hiện tượng đầu cơ giá hạ vào năm 1907. Chính nhờ những phiên giao dịch thành công này mà năm 31 tuổi ông đã trở thành triệu phú.

Năm 1907, trong khi thị trường tài chính bị khủng hoảng, Livermore vẫn kiếm được 3 triệu đôla vì ông ngừng giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn của mình. Tháng 10/1907, J.P Morgan, người sau này có ảnh hưởng nhất đến tình hình tài chính, đã cứu Phố Wall ra khỏi nguy cơ sụp đổ. Ông này đã can thiệp vào thị trường chứng khoán với khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết, giúp thị trường này vẫn tiếp tục đứng vững. Morgan đã gửi một thông điệp cá nhân trực tiếp tới Livermore yêu cầu ông ngừng giao dịch cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường.

Việc J.P. Morgan vĩ đại biết được những hành động giao dịch cổ phiếu của Livermore là một bằng chứng rõ ràng về danh tiếng và ảnh hưởng của nhà kinh doanh tiền - Livermore đã tạo dựng được trên thị trường chứng khoán.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2007

Lắng nghe là một nghệ thuật

Biết lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong những yếu tố có thể giúp một người lãnh đạo Công ty đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Biết lắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý bởi không chỉ nghe mà còn biết cách đưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tin quan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khí chiến lược. Kiên nhẫn, sử dụng những ngôn ngữ cử chỉ để thể hiện sự lắng nghe một cách chân thành sẽ gây ấn tượng tốt trước đối tác. Biết dừng lại đúng lúc và không ngắt lời người khác cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc giao tiếp. Vấn đề là mọi người đều muốn được lắng nghe hơn là bị bắt buộc phải nghe. Ai vận dụng điều này thì có thêm cơ hội đạt được nhiều kiến thức hơn, từ đó hướng mọi người đến những mục đích chính của mình.

Ngôn ngữ, cử chỉ khi tranh luận.
Đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và trong tranh luận. Giao tiếp thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào những điều không thể nói bằng lời. Để tránh bức xúc khi không được lên tiếng, bạn có thể lắc đầu liên tục, nhìn xung quanh hoặc tránh nhìn ánh mắt của người đang nói. Lúc đó, người đang nói sẽ hiểu ra và dừng lại ngay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lời đáp cho một câu hỏi có thể khác nhau tùy từng tình huống. Các yếu tố khách quan khác như thời tiết, cách bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của người nói và người nghe, đồng thời, tác động đến hiệu quả trao đổi thông tin và giao tiếp. Do đó, bạn cần tìm mọi cách để tạo cho mọi người cảm giác thoải mái, hài lòng cao nhất khi được nghe nhằm kích thích việc trao đổi thông tin theo chiều hướng có lợi.

Nghệ thuật ghi chép
Để tránh làm phiền lòng người khác hoặc ngắt lời người nói, bạn cần ghi lại những ý kiến quan trọng để không bị quên hoặc nêu ra những câu hỏi quá bất ngờ. Điều này làm cho người nói cảm nhận rằng bạn đang rất quan tâm đến những điều mà họ đang trình bày. Cố gắng hạn chế những hình vẽ hoặc nét chữ nguệch ngoạc, vì như thế người nói sẽ có cảm giác bị xúc phạm vì bạn không lắng nghe, không tôn trọng họ. Cần có một quyển sổ dành để ghi chép lại những thông tin họp hành. Cần nhớ ghi đủ ngày, tháng, mục đích, người duy trì cuộc họp… Việc ghi chép cẩn thận, quản lý một cách có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, những phương hướng, kế hoạch cụ thể phù hợp nhất.

Tối đa hóa lợi nhuận mùa bán hàng cuối năm

Điều gì thật sự giúp đội ngũ nhân viên bán hàng vượt qua khe cửa hẹp để hoàn thành chỉ tiêu cuối năm? Thông điệp nào thu hút sự chú ý của khách hàng nhất?

Dưới đây là mười giải pháp giúp cho các tình huống thường gặp vào cuối năm để giúp doanh nghiệp kết thúc một năm hoàn hảo như mong muốn.

1. Để biết những cố gắng có phù hợp với tình hình hiện tại
Thường thì lực lượng marketing bị quá tải vào cuối năm, không có đủ thời gian và cơ hội để nhìn lại những kế hoạch marketing có phù hợp với thị trường và với chiến lược chung của công ty. Hãy nhớ rằng những hoạt động trong quý IV có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả năm. Mục tiêu lớn nhất của marketing là hỗ trợ đội ngũ bán hàng có được doanh số càng cao càng tốt. Bạn đã chuẩn bị những công cụ tốt nhất để hỗ trợ đội ngũ bán hàng thực hiện công việc của họ chưa?

106.gif2. Nắm rõ mục tiêu cuối năm (đối nội)
Hãy giúp mọi người nắm rõ mục tiêu và kỳ vọng của công ty đối với việc bán hàng trong quý III và quý IV, đồng thời tìm kiếm những công cụ thích hợp để thực hiện những mục tiêu đó. Thay vì tìm những công cụ to lớn, kềnh càng, hãy tập trung tìm kiếm những công cụ nhỏ hơn, hiệu quả, phù hợp hơn cho từng mục tiêu để thúc đẩy quá trình bán hàng nhanh hơn.

3. Gia tăng tác động đến khách hàng (đối ngoại)
Đây là thời điểm mà khách hàng đánh giá doanh nghiệp có đáp ứng được những yêu cầu họ đưa ra không và có những giải pháp sáng tạo không. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ đưa khách hàng vào quỹ đạo mua sắm của mình càng nhanh càng tốt, vì vậy họ cần phải hiểu và áp dụng một cách linh hoạt những kiến thức, thủ thuật bán hàng để thu hút, thuyết phục khách hàng mua hàng.

4. Đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng (đối ngoại)
Hầu hết các công ty đều muốn thông báo một điều gì đó mới mẻ trong quý IV. Vì vậy, bạn cũng cần phải hướng tới khách hàng của mình bằng những chương trình thúc đẩy họ mua hàng.

Những chương trình mang lại cơ hội thành công lớn nhất là:

  • Tăng diện tích phủ hàng tại những địa điểm bán hàng.
  • Mở thêm các điểm bán hàng phụ trong 60 ngày cuối năm.
  • Kích thích mua hàng cuối năm.

Trong mọi trường hợp, hãy ghi nhớ những điều sau đây:

  • Đảm bảo ngân sách chương trình không vượt quá lợi ích cơ hội mà chương trình mang lại.
  • Luôn chú ý tới những điều có ý nghĩa như những báo cáo đánh giá kết quả, bản tóm tắt chương trình hành động hoặc các sự kiện.
  • Phải truyền cảm xúc thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng trước khi đối thủ kịp ra tay.
  • Đảm bảo mọi nhân viên bán hàng đều nắm rõ chương trình, hiểu tường tận mục đích và biết cấp trên đang mong đợi gì ở họ.

5. Thiết lập kênh thông tin chặt chẽ hơn (đối nội)
Dù đã sử dụng cách thức nào để truyền đạt động tin cho đội ngũ bán hàng, bạn hãy đẩy mạnh chúng trong quý IV. Điều đó không có nghĩa là bạn cung cấp cho nhân viên dưới quyền những thông tin vô dụng, mà là cho họ thấy bạn sẵn sàng hỗ trợ họ, chẳng hạn như chuẩn bị một danh sách các nguồn lực hỗ trợ cho công việc từng người.

6. Đừng quên những phương thức bán hàng mới
Sự chuẩn bị cho mùa bán hàng sôi động vào những tháng cuối năm không chỉ tập trung vào đội ngũ bán hàng mà còn là việc vận dụng những chiến thuật trước khi bán hàng, chào hàng qua điện thoại và những việc làm cần thiết khác phục vụ cho việc bán hàng.

7. Chuẩn bị kỹ mọi tài liệu cần thiết
Hãy bỏ thời gian để cập nhật thư viện thông tin của mình nhằm giúp các nhân viên bán hàng có thể sử dụng ngay khi cần. Càng chuẩn bị kỹ những mẫu thông tin này thì công việc càng trôi chảy hơn, quá trình bán hàng sẽ nhanh hơn. Thời gian không còn nhiều nên cần chú ý chuẩn bị những công cụ thu hút sự chú ý của khách hàng nhanh hơn và chuẩn bị cho những chương trình hành động mới.

141.gif8. Hỗ trợ hoạt động cho các kênh phân phối
Phần lớn các nhà quản lý bán hàng thích được nghe tin đã tìm được thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, hệ thống phân phối và các đối tác đã làm được điều này từ trước nên lúc này họ chỉ nhắm vào thị trường cỡ trung bình (những công ty lớn thường không tiến hành thương lượng, đàm phán vào quý IV. Hãy đảm bảo cung cấp mọi phương tiện cần thiết cho các kênh phân phối và các đối tác để tận dụng những cơ hội đặc biệt ở phân khúc thị trường này.

9. Đừng quên năm mới đang đến gần
Quý IV cũng là lúc bạn phải chú ý đến kế hoạch bán hàng cho năm sau nên phải dành thời gian cùng bộ phận bán hàng chuẩn bị cho việc khởi động thật tốt vào tháng 1 năm sau.

10. Ưu tiên thực hiện công việc quan trọng trước
Bạn đang rất thích nhóm khách hàng nào đó và đã tiếp cận nhóm khách hàng đó từ lâu nhưng chưa thuyết phục được họ. Trong cao điểm mùa bán hàng này, không thể cứ chờ họ mãi mà tốt hơn cả là phải đánh giá rõ mức độ ưu tiên cho từng loại công việc và thực hiện những công việc có mức độ ưu tiên cao nhất trước.

Quản lý mối quan hệ đối tác

Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều đã quen với khái niệm quản lý quan hệ khách hàng hay quản lý chuỗi cung cấp thì khái niệm quản lý quan hệ đối tác vẫn còn khá mới. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang đối đầu với áp lực phải quản lý rủi ro tốt hơn để cạnh tranh, thì việc quản lý đối tác ngày càng quan trọng.

Tại sao phải quản lý quan hệ đối tác?

Quản lý quan hệ đối tác là một lĩnh vực quản lý liên quan đến việc hiểu rõ vai trò, quan điểm, mức độ ảnh hưởng và nhu cầu của các đối tác để có phương pháp quản lý mối quan hệ và phương pháp giao tiếp cho phù hợp. Tùy theo từng đối tác mà các lợi ích, quan tâm của họ đối với một doanh nghiệp có khác nhau.

Theo quan điểm truyền thống, các đối tác quan trọng đối với doanh nghiệp dường như chỉ tập trung vào khách hàng (người mang tiền đến), nhà cung cấp (nguồn cung cấp cho doanh nghiệp), nhân viên (cung cấp sức lao động). Việc quản lý các đối tác này bám sát quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn từ khâu mua hàng đến sản xuất rồi bán hàng.

Trong khi đó quan điểm hiện đại lại cho rằng đối tác là người hoặc những nhóm người có ảnh hưởng đáng kể đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.

Làm thế nào để quản lý quan hệ đối tác?

23.jpgCó những đối tác mà quá trình quản lý họ lại gắn liền với quá trình tác nghiệp của doanh nghiệp. Chẳng hạn như bộ phận kinh doanh làm việc với khách hàng hoặc nhà phân phối trong quá trình đặt hàng, bộ phận mua hàng làm việc với nhà cung cấp, giám đốc tài chính sẽ làm việc với ngân hàng, hay bộ phận nhân sự sẽ làm việc với các nhân viên. Trong trường hợp ban giám đốc, những nhà quản lý nếu không trực tiếp làm việc với đối tác cần tìm hiểu xem những đối tượng này có hài lòng khi làm việc với doanh nghiệp không? Việc tìm ra câu trả lời này ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.

Quá trình quản lý quan hệ đối tác đòi hỏi một kế hoạch tập trung và thực hành có hệ thống, có phương pháp và phải nhất quán trong toàn doanh nghiệp. Nhiều công ty nước ngoài sử dụng một công cụ, gọi là kế hoạch quản lý đối tác. Bản kế hoạch này liệt kê các đối tác chủ chốt của doanh nghiệp, xác định vai trò, ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp, cũng như “sách lược” mà doanh nghiệp dành cho họ. Bản kế hoạch quản lý đối tác do tổng giám đốc phê duyệt, và việc thực hiện phải được ủy quyền tùy theo mức độ cho các trưởng bộ phận. Làm theo cách này, các cấp quản lý ở doanh nghiệp đều có ý thức chung về quản lý quan hệ đối tác và thực hành một cách hệ thống theo phương pháp đã được nghiên cứu và xét duyệt.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch quản lý quan hệ đối tác chính là kế hoạch giao tiếp với các đối tác, tức là xác định những thông tin cần trao đổi, mức độ tiếp xúc, cách truyền đạt thông tin sao cho hiệu quả nhất. Việc lập kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ vai trò, nhu cầu và mong đợi của các đối tác khác nhau. Vì thế các doanh nghiệp nên lưu ý việc giao tiếp này là giao tiếp của tổ chức, thể hiện cấp độ doanh nghiệp chứ không phải là giao tiếp mang màu sắc của một cá nhân cụ thể nào.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển thường phải thực hiện rất nhiều dự án mở rộng sản xuất kinh doanh như: triển khai ISO, kế toán quản trị, tin học hóa quản lý, tái cấu trúc doanh nghiệp, cổ phần hóa, niêm yết, xây dựng thương hiệu… Từng dự án đều có các đối tác với những lợi ích và mối quan tâm khác nhau, vì thế sự thành công của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào cách quản lý các kỳ vọng, lợi ích và sự hợp tác của các đối tác.

Kinh nghiệm cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ áp dụng quản lý quan hệ đối tác theo cách truyền thống. Các đối tác của họ chỉ giới hạn ở khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên. Cách làm chủ yếu là thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng, tổ chức hội nghị khách hàng, gặp mặt nhà cung cấp cuối năm. Nhiều công ty gia đình dù đang chuyển đổi thành các công ty cổ phần, nhưng vẫn chưa ý thức rõ về vai trò, ảnh hưởng của các đối tác mới và chưa có những thực hành quản lý cần thiết. Dưới đây là một vài gợi ý cho các doanh nghiệp tham khảo.

- Lập kế hoạch quản lý quan hệ đối tác và kế hoạch giao tiếp với đối tác. Như đã đề cập ở trên, đây là những công cụ đơn giản nhằm thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp về cách quản lý quan hệ đối tác. Các doanh nghiệp có thể tự phát triển các bản kế hoạch này và nên tiến hành đánh giá thường xuyên.

- Tổ chức tiếp xúc với các đối tác một cách hệ thống và có kế hoạch. Các doanh nghiệp có thể lên lịch làm việc định kỳ với các đối tác để thu thập ý kiến đánh giá, nhu cầu của họ. Nhiều khi doanh nghiệp chỉ cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của đối tác cũng đã làm tăng đáng kể mức độ hài lòng của họ.

- Thực hiện phân công và ủy quyền trong quản lý quan hệ đối tác. Các chủ doanh nghiệp có thể ủy quyền nhiều hơn cho các cấp quản lý trong việc quản lý đối tác.

- Tăng cường chất lượng hệ thống thông tin quản trị. Các thông tin quản trị về đối tác nên được thiết kế, tổ chức thu thập một cách khoa học trong hệ thống thông tin quản trị của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ có được những thông tin đáng tin cậy để có thể đưa ra các “sách lược” phù hợp với từng đối tác. Ngoài ra, với một hệ thống thông tin tốt, doanh nghiệp sẽ chủ động và kịp thời cung cấp những thông tin giá trị cho các đối tác khi có yêu cầu.

10 “siêu” quy luật bán hàng

Một cuộc điều tra gần đây của hãng Gallup về tính trung thực và đạo đức kinh doanh đã xếp hạng những nhân viên bán hàng ôtô và bảo hiểm đứng cuối bảng danh sách. Còn hãng thống kê Bill Brooks ước tính rằng hơn 85% khách hàng có cái nhìn tiêu cực về tất cả đội ngũ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, mọi việc không đến nỗi quá tệ như vậy: bạn có thể chứng minh đó là sai lầm của phần đông mọi người. Trên thực tế, bán hàng là một “siêu” kỹ năng không dễ dàng thành thục. Và bạn sẽ cần đến những “siêu” quy luật để biến hoạt động bán hàng trở thành một trong những nhiệm vụ đơn giản và thành công nhất:

Quy luật 1: Giữ cho miệng của bạn đóng kín trong khi đôi tai mở to . Điều này là rất quan trọng trong một vài phút đầu tiên của bất cứ giao dịch bán hàng nào. Bạn cần nhớ rằng:

1. Đừng nói về bản thân.

2. Đừng nói về các sản phẩm/dịch vụ của bạn.

4. Và hơn tất cả, đừng rao giảng bán hàng thái quá!

Hiển nhiên, bạn muốn giới thiệu về bản thân. Bạn muốn cho khách hàng tiềm năng biết tên mình và mục đích của cuộc giao tiếp bán hàng (trực tiếp hay qua điện thoại), nhưng những điều đó đều không thích hợp. Rốt cuộc, tại điểm này, bạn có thể nói về cái gì với khách hàng? Trước tiên, hãy lắng nghe họ, lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của họ. Rồi trên cơ sở đó bạn mới bắt đầu cuộc hội thoại sao cho thích hợp nhất với những mong muốn đó.

Quy luật 2: Bán hàng với những câu hỏi, không phải các câu trả lời. Bạn hãy nhớ kỹ điều này: “Không ai quan tâm tới việc bạn tuyệt vời như thế nào, nếu bạn chưa cho họ thấy rằng họ là những người tuyệt vời”.

Hãy quên đi việc “bán” sản phẩm/dịch vụ của bạn mà thay vào đó đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu lý do tại sao khách hàng muốn mua hàng. Để làm được này, bạn cần hòa đồng thực sự với các khách hàng, bạn cần đặt ra các câu hỏi (nhiều và thật nhiều), nhưng không nên có bất cứ ẩn ý hay động cơ nào.

Thử hình dung bạn thuê một quầy hàng bán đĩa CD trong lễ hội âm nhạc thường niên ở địa phương. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để bạn nhận ra rằng công việc của bạn không phải là bán những chiếc đĩa CD mà là đặt tai nghe vào bất cứ ai ghé qua cửa hàng để họ thưởng thức âm nhạc miễn phí! Bạn cũng sẽ nhanh chóng thấy rằng bất cứ khi nào mọi người nhận ra rằng bạn đang cố gắng “bán” đĩa CD, ngay lập tức họ sẽ có phản ứng và tìm mọi cách để tránh xa cửa hàng của bạn.

Vì vậy, bạn hãy biến công việc bán hàng của mình thành việc giới thiệu âm nhạc cho bất cứ ai có mong muốn. Một khi đã nghe, họ có thể thích hay không thích. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các cửa hàng bán đĩa CD khác trong hội chợ.

Trong hoạt động bán hàng, có một điều bạn nên biết về bản chất tự nhiên của con người là tâm lý “kháng cự bán hàng”. Có nghĩa hành động bán hàng luôn tạo ra một sự kháng cự nhất định! Và điều này dẫn chúng ta tới quy luật tiếp theo.

Quy luật 3: Hãy tỏ ra tò mò và hiếu kỳ về những khách hàng tiềm năng. Bạn hãy hỏi xem họ đang sử dụng những sản phẩm/dịch vụ nào. Những gì họ đang sử dụng có quá đắt đỏ, hay không đủ độ tin cậy? Nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem các khách hàng thực sự mong muốn gì. Hãy đưa ra những câu hỏi sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Khi bạn biết rõ những nhu cầu của các khách hàng, tiếp theo bạn đừng thuyết phục họ mua hàng, như thế họ sẽ tin tưởng và coi bạn như một nhà tư vấn có giá trị và muốn giao dịch mua sắm nhiều hơn trong tương lai.

Quy luật 4: Nói chuyện với khách hàng như thể bạn nói chuyện với gia đình hay bạn bè của bạn. Trong các giao tiếp với khách hàng, bạn không nên nói với giọng “kiểu mẫu bán hàng”. Đó là những lời thuyết phục sáo rỗng và mang tính khẩu hiệu. Một lối phát âm khách sáo, giọng điệu phóng đại và những lời giới thiệu rập khuôn sẽ không được chấp nhận trong môi trường bán hàng chuyên nghiệp ngày nay. Thay vào đó, hãy nói chuyện một cách bình thường như thể xung quanh bạn là bạn bè và người thân. entrepreneur.gif

Quy luật 5: Chú ý tới tâm trạng của khách hàng. Liệu khách hàng đang có điều gì bực bội? Họ đang xúc động hay bối rối? Nếu đúng như vậy, bạn hãy hỏi: “Có lẽ chúng ta nên gặp gỡ vào một dịp khác chăng?”. Phần lớn các nhân viên bán hàng thường quá quan tâm tới những điều mình định nói, đến nỗi họ quên mất rằng người đối thoại với họ là một người bình thường với những tâm tư riêng .

Quy luật 6: Nếu khách hàng đặt câu hỏi, hãy trả lời ngắn gọn và sau đó tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở. Hãy nhớ rằng: Những câu hỏi đó không phải là về bạn, mà để họ xác định xem bạn có đúng là người họ cần hay không.

Quy luật 7: Chỉ sau khi bạn xác định một cách chính xác những nhu cầu của các khách hàng, bạn mới bắt đầu đề cập đến những gì bạn cung cấp. Phải biết rõ về người bạn đang nói chuyện, sau đó mới xác định xem mình phải nói gì với họ.

Quy luật 8: Đừng biến cuộc nói chuyện thành một seminar giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ . Bạn đừng quá lan man về những gì mà các khách hàng không đề cập tới cũng như không muốn lắng nghe. Thay vào đó, chỉ nói những điều mà bạn cảm thấy sẽ hữu ích với khách hàng trong hoàn cảnh cụ thể của họ. Và nếu có thể, hãy giới thiệu những lợi ích theo đúng ngôn từ của khách hàng, chứ không phải của bạn.

Quy luật 9: Trở thành cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ. Sau khi thực hiện tất cả 8 quy luật trên, bạn đã biết được nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng đối với loại hình sản phẩm/dịch vụ của bạn. Cộng với việc xây dựng một tình cảm tin cậy, giúp đỡ đôi bên, tức là bạn đã thành công trong việc bắc cầu nối giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.

Quy luật 10: Bạn không phải là một nhân viên bán hàng. Đừng kết thúc bằng một lời đề nghị bán hàng thông thường để tránh nhắc nhở các khách hàng tiềm năng rằng họ đang giao dịch với một “nhân viên bán hàng”. Bạn không phải là một nhân viên bán hàng, mà là một người bạn đang cung cấp và giới thiệu một sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó. Và nếu bạn làm cho các khách hàng cảm nhận được điều này, tức là bạn đã trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc.

Cho dù trên cương vị một chủ doanh nghiệp hay một nhân viên bán hàng, chắc hẳn bạn đều mong muốn doanh số bán hàng của công ty có những bước tiến nhảy vọt, nhưng để làm được điều này đòi hỏi ở bạn kỹ năng gây dựng thiện cảm cũng như nắm vững nghệ thuật bán hàng. Hãy tìm ra những thiếu sót trong hoạt động bán hàng của mình từ 10 “siêu” quy luật trên để sửa đổi, cùng với thời gian, chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhân viên bán hàng siêu đẳng.

Giá trị chữ tín trong cạnh tranh

Tính cạnh tranh của một doanh nghiệp tùy thuộc vào lòng tin của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó. Do vậy, để khẳng định tính cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải: (1) Ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh và (2) Phải xây dựng được khả năng để làm tốt cái gì mình hứa.

Tính cạnh tranh được đo lường bởi giá trị thặng dư của sản phẩm. Nói một cách khác, mức độ cạnh tranh là mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh là khả năng làm giàu được trong kinh tế thị trường. Một gánh bún riêu hay một quán cà phê vỉa hè có khách và làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng cao cấp ít khách làm ăn không có lãi. Một thương hiệu có uy tín có thể bán sản phẩm giá cao hơn sản phẩm cùng loại của một hãng khác chưa có uy tín bằng. Như vậy tính cạnh tranh, hay nói một cách khác là khả năng sinh lợi trong kinh doanh, không nhất thiết phải tùy thuộc vào mặt hàng nào, công nghệ nào hay số vốn mà thực tế là trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ đó.

Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nhân cần có tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánh giá sản phẩm của mình một cách khách quan rên mặt giá trị tiện và lợi.

dinhhuong2.jpgNhiều mặt hàng của chúng ta còn thiếu tính cạnh tranh vì mẫu mã không bắt mắt, không tiện sử dụng, từ đó không tạo được lòng tin về nội dung (chất lượng) của mặt hàng đó. Người tiêu dùng nhiều lúc phải loay hoay không biết làm sao để mở một hộp dầu cù là, một gói bánh, một chai nước mắm hay ngay cả một bao khăn lạnh chúng ta dùng hàng ngày. Một gói bánh đậu phụng sản xuất tại Việt Nam với mẫu mã chuẩn bán được giá gấp đôi ở siêu thị Mỹ so với cùng bánh đậu phụng dó với mẫu mã sơ sài bán trong một siêu thị Việt Nam cũng tại Mỹ. Muốn làm tốt hơn cái bánh đậu phụng để bán được giá cao hơn là chuyện đơn giản và không tốn kém bao nhiêu.

Để có tính cạnh tranh cao, người tiêu thụ phải được thuyết phục để tin rằng người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu của họ và đã thỏa mãn nhu cầu của họ xứng đáng với cái giá họ đã trả.

Để xây dựng được khả năng làm được cái gì mình đã hứa, doanh nhân cần chủ động những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều kiện đó. Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có của mình để chủ động được giá thành và giảm rủi ro sản xuất. Đó là tận dụng lợi thế tương đối của mình. Nhiều doanh nghiệp biết tận dụng phế liệu sẵn có để kinh doanh sản xuất có lãi. Rất nhiều doanh nhân Hồng Kông trong những năm 1950 và 1960 là những người ít học, ít vốn nhưng họ đã biết tận dụng cái gì họ có để sản xuất những cái đơn giản nhất mà người khác cần. Họ sản xuất tóc giả cho phụ nữ và đã xuất khẩu gần một tỉ USD tóc giả một năm cho toàn thế giới. Đến khi tóc giả không còn là sản phẩm thời trang nữa thì họ chuyển qua sản xuất hoa giả và đồ chơi trẻ em. Hồng Kông làm giàu từ đó và tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và ngan hàng, nơi mà họ có lợi thế tương đối nhờ vào mạng lưới Hoa Kiều khắp thế giới. Họ không nhờ vào công nghệ cao hay sản xuất những hàng phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nhưng họ lại có được uy tín sản xuất hàng nào ra hàng đó. Vậy là có ưu thế về cạnh tranh.

Tương tự như kinh tế doanh nghiệp, tính cạnh tranh của một nền kinh tế quốc gia không tùy thuộc vào số khoa học gia hay lượng đầu tư vào ngành nghề công nghệ cao, mà tùy thuộc vào việc cung cấp được cái gì người khác cần trong khả năng của mình có thể chủ động được. Thụy Sĩ là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ nhờ vào khả năng kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền vào ngân hàng Thụy Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo mật tuyệt đối nên họ chấp nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho Thụy Sĩ một thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành này.

dinhhuong.jpgTài nguyên thiên nhiên cũng không phải là một điều kiện cần. Trong số "top ten" những nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất, ngoài Mỹ và Úc, còn lại là những nước nhỏ ở Bắc Âu và Đài Loan, Singapore, những quốc gia và lãnh thổ không nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nơi này ngoài điều kiện có được một môi trường kinh doanh thông thoáng không gây trở ngại cho doanh nghiệp, còn chia sẻ một đặc điểm là tính chu đáo trong văn hóa kinh doanh của họ. Trong kinh doanh tính chu đáo và trung thực tạo được sự tin cẩn. Và đó là một lợi thế cạnh tranh được khẳng định.

Phân tích đối thủ

Bốn bước phân tích đối thủ đơn giản sau sẽ giúp bạn qua mặt đối thủ, giành thắng lợi trên thương trường.

1. Do thám đối thủ: Bước đầu tiên trong việc phân tích đối thủ là thu thập những công cụ marketing của họ, chẳng hạn như thông tin trên website, các bản in ấn, tờ rơi, các bài báo. Hãy chịu khó tìm hiểu điều gì khiến khách hàng tham quan và mua sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

2. Giả định bạn có nhiều đối thủ hơn là bạn nghĩ. Ngoài những đối thủ chính, hiện hữu, hãy quan tâm đến những công cụ marketing của những công ty mà bạn dự đoán sẽ cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ giống của công ty bạn. Ví dụ một người thợ mộc tin rằng anh ta có thể sản xuất ra tủ, kệ bếp bền, đẹp, đủ sức cạnh tranh với những công ty khác. Trong khi đó, khách hàng của anh ta lại nghĩ những sản phẩm cùng loại bày bán tại trung tâm thương mại lại tốt hơn, an tâm về chất lượng hơn. Lúc này, người thợ mộc phải nghiên cứu lại cách trung tâm thương mại tiếp thị sản phẩm trong khu vực của mình và đề ra những chương trình marketing hợp lý, hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình.128.gif

3. Tập trung vào thông điệp truyền đạt tới khách hàng. Trước tiên, cần tập hợp các công cụ marketing, bước tiếp theo là phân tích sẽ truyền đạt thông điệp gì và bằng cách nào. Xác định những điểm nhấn chính trong thông điệp của đối thủ và đừng ngạc nhiên khi nhiều thông điệp khá giống nhau.

Sau khi đã xác định được thông điệp cho riêng mình, hãy nhận xét những công cụ marketing hiện tại nào của đối thủ hoạt động hiệu quả nhất. Bằng cách này, việc phân tích đối thủ sẽ giúp bạn nhận ra những thiếu sót trong hoạt động marketing của người khác và tránh được những thiếu sót đó.

4. Bây giờ là lúc nói lên sự thật. Bạn đang thu thập tất cả những công cụ marketing và nghiên cứu thông điệp chính của đối thủ cạnh tranh, điều đó dẫn tới câu hỏi làm thế nào sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về sự độc đáo lẫn sức thuyết phục? Để tìm ra câu trả lời, bạn không chỉ chú ý đến sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp, mà còn phải hoàn thiện quy trình hoạt động, bao gồm luôn cả những gì đã tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn như dịch vụ khách hàng hoàn hảo, không lấy phí vận chuyển cho lần mua hàng tiếp theo.

Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng

Khách hàng luôn quan sát, nghiên cứu sản phẩm của công ty bạn bằng tâm trạng tò mò và hứng khởi. Và khi những mối quan hệ mua bán này được thiết lập, ít nhất bạn cũng sẽ có một số quan hệ khăng khít giữa khách hàng và công ty. Những mối quan hệ này sẽ phát triển trong vòng quay sản phẩm mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và thu được lợi nhuận.


Các công ty mơ ước giữ chân được những khách hàng này để có thể xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, các công ty lại phải đối mặt với một thực tế là số lượng khách hàng mà họ kỳ vọng là khó có thể thành hiện thực. Vẫn biết rằng khách hàng tiềm năng của bạn một ngày nào đó sẽ trở thành những khách hàng có giá trị và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, song thách thức lớn nhất vẫn là làm thế nào để tìm được lượng khách hàng tiềm năng như vậy.

Có thể khách hàng tiềm năng chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé, cũng có thể họ chưa hề được khai thác trong thị trường sẵn có của công ty bạn, hay đó chính là một bộ phận khách hàng của đối thủ bạn, nhưng điều quan trọng là số khách hàng này cần phải được khai thác một cách triệt để nhằm làm giàu cho chính công ty của bạn.

1. Khám phá khách hàng tiềm năng:

Trước hết cần xác định thế nào là một khách hàng tiềm năng?. Mặc dù định nghĩa sau đây không thể áp dụng cho tất cả các công ty, nhưng nhìn chung, một khách hàng tiềm năng là khách hàng mang lại rất ít giá trị trước mắt, nhưng có thể mang lại nhiều giá trị lớn trong tương lai. Có một cách để xác định những khách hàng tiềm năng như vậy là phương pháp phân tích khách hàng bằng một biểu đồ hình tròn. Dựa vào biểu đồ đó, chúng ta sẽ xác định được giá trị sản phẩm/dịch vụ mà một khách hàng đóng góp cho công ty, từ đó phát hiện được nhóm khách hàng có giá trị nhất.

Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng tiềm năng của mình, bạn hãy bắt đầu công việc tìm kiếm và khai thác số lượng này. Các công ty thường tìm kiếm khách hàng có giá trị từ chính khách hàng quen thuộc của mình, từ đó phân tích các cơ hội và sử dụng những cơ hội đó nhằm khai thác lợi nhuận một cách triệt để.

Không chỉ các công ty cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng phương pháp phân tích số liệu phức tạp để tìm ra lượng khách hàng giá trị, mà nhiều công ty khác cũng đang áp dụng phương pháp tương tự. Một ví dụ điển hình là công ty Pearl-River Resort and Casino tìm kiếm khách hàng tiiềm năng từ chính những khách hàng hiện tại của họ và những khách hàng là mục tiêu khai thác trong tương lai. Trước tiên, họ thiết lập các tiêu chí nền tảng để hình thành các nhóm khách hàng, từ đó sẽ đưa ra những chế độ đãi ngộ khác nhau cho từng nhóm khách hàng riêng biệt, cụ thể là phân loại khách hàng thành các nhóm “mới nhất” tới những nhóm “quen thuộc nhất”, hoặc theo cách phân loại khác là “người sử dụng sản phẩm bình dân” tới những “người sử dụng sản phẩm cao cấp”.

2. Xác định tiềm năng của những thị trường chưa được khai thác

sell.jpgXác định những thị trường tiềm năng đang ngày càng lớn dần vẫn là một trong những phương pháp hứa hẹn nhất để tìm ra được lượng khách hàng tiềm năng. Thực tế cho thấy Jack Welch của GM đã làm được một điều mà không phải ai cũng có thể làm được, là áp dụng một phương pháp đặc biệt: chi phối thị phần tại một thị trường cố định, sau đó tạo ra một thị trường mới và chi phối thị trường đó.

Judy Melanson, phó giám đốc công ty du lịch và dịch vụ khách hàng Chadwich, Martin và Bailey cho biết: “Trong công ty của chúng tôi, việc tạo ra một thị trường mới đồng nghĩa với việc tạo ra một môi trường kinh doanh mới, nơi sẽ có những khách hàng tiềm năng chưa được khai thác. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã không còn hoàn toàn đúng. Một thị trường mới không hẳn là một môi trường kinh doanh mới, mà chính là một nhóm khách hàng mới. Một nhóm khách hàng mới là một thị trường mới. Đó là phương pháp để bạn khai thác những khách hàng tiềm năng”. Công ty Vesta là một ví dụ điển hình trong việc áp dụng phương pháp thu hút khách hàng này. Vesta đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược khách hàng và một chiến lược mới mà công ty đang áp dụng là giữ thẻ trả trước của khách hàng mới. Mục tiêu của công ty là cung cấp dịch vụ truyền thông tốt nhất tới khách hàng. Họ tập trung vào thị trường truyền thống và đã thu được lợi nhuận đáng kể khi doanh thu từ năm 2003 đến năm 2004 đã tăng lên 374%. Hiện tại, công ty đang khai thác khách hàng tiềm năng bằng cách xác định những nhánh khách hàng khác trong thị trường mới và có thể thu được lợi nhuận từ việc giữ lại thẻ trả trước của khách hàng.

3. Duy trì và phát triển

Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng là yếu tố hết sức quan trọng, vì thế các công ty đang cố gắng đưa ra những chiến lược mới nhằm duy trì và khai thác lợi nhuận từ lượng khách hàng này cho tương lai. Thông thường, các công ty sẽ phân tích khách hàng mới của họ trong vòng từ ba đến bốn tháng, cho tới khi họ có thể tính toán được tổng tiềm năng mà khách hàng mang lại. Họ có thể mời khách hàng tham gia vào các chương trình thường kỳ của công ty, hoặc tạo ra các chiến lược giao tiếp nhằm duy trì số lượng khách hàng tiềm năng.

Ông Ellen Olson, phó cựu giám đốc công ty tiếp thị toàn cầu Epiphany đã phát biểu: “Phương pháp này mặc dù rất mạo hiểm, nhưng cũng tỏ ra hết sức hiệu quả khi những nhóm khách hàng này được đánh giá là có tiềm năng khá lớn cho sự phát triển của công ty. Ông nói thêm: “Chừng nào mà mọi chi phí bạn bỏ ra không vượt quá tổng giá trị cho phép của công ty, thì bạn đã thành công với phương pháp thu hút khách hàng tiềm năng của mình”.

Tình cảm của khách hàng là thước đo sức mạnh của nhãn hiệu

Thông thường, một nhãn hiệu được xem là mạnh khi khách hàng sử dụng tên gọi của nó để nói đến một sản phẩm, chẳng hạn khi vào quán khách gọi một ly Coca chứ không phải ly nước ngọt. Việc xây dựng nhãn hiệu nếu tạo ra một “sợi dây tình cảm” giữa khách hàng và doanh nghiệp thì đó chính là một yếu tố đảm bảo cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp…

Mối quan hệ tình cảm giữa khách hàng với doanh nghiệp là một trong những tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nó tạo ra một thị trường bao gồm những khách hàng dành hết niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, trung thành với sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu cho những khách hàng khác.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, có khả năng tạo ra mối liên hệ tình cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp? Dưới đây là những lời khuyên của tác giả Tamara Monosoff - nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của Mom Investors Inc., một công ty sản xuất và phát triển sản phẩm trong sách Secrets of Millionaire Moms (Bí quyết của các bà mẹ triệu phú).

Vượt qua những giá trị bên ngoài. Một logo, một trang web, các tài liệu tiếp thị nhìn có vẻ sáng tạo và chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng, nhưng chưa thể làm nên nhãn hiệu cho doanh nghiệp, chỉ mới tạo ra cái nhìn bên ngoài giúp khách hàng liên hệ với nhãn hiệu mà thôi. Một nhãn hiệu mạnh phải tạo ra sự liên hệ với khách hàng sâu hơn và ở mức độ cảm xúc cao hơn để biến họ thành những “tín đồ” trung thành.

Bản thân chủ doanh nghiệp cũng là một nhân tố làm nên nhãn hiệu. Hình ảnh của họ phải được gắn kết với nhãn hiệu của doanh nghiệp để tạo ra một sự liên hệ với khách hàng. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp phải chứng minh được một cách thuyết phục rằng bản thân mình là một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Phát hành sách, viết bài cho các tờ báo, tổ chức các buổi hội thảo hay phát biểu trước các nhóm cộng đồng là những cách làm phổ biến để giúp các chủ doanh nghiệp “đánh bóng” hình ảnh và củng cố uy tín của mình.

Tạo ra cho khách cảm giác sở hữu nhãn hiệu. Nhiều khách hàng, nhất là phụ nữ, muốn có cảm giác họ đang sở hữu nhãn hiệu đó để chứng minh đẳng cấp, cá tính của mình. Apple, The Body Shop, Harley-Davidson và Mini Cooper là những nhãn hiệu điển hình đã tạo ra cho khách hàng của mình cảm giác sở hữu.

Thể hiện trách nhiệm xã hội. Khi tất cả các yếu tố khác đều ngang bằng nhau, khách hàng, nhất là phụ nữ và sinh viên, thường chọn mua những nhãn hiệu mà theo nhận thức của họ là có trách nhiệm xã hội cao hơn. Thay vì chỉ tài trợ cho một sự kiện cộng đồng, làm từ thiện, doanh nghiệp nên xem xét xây dựng cho nhãn hiệu của mình một “thành tố xã hội”. The Body Shop là một ví dụ điển hình. Bằng cách đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động từ khi mới thành lập (năm 1976), The Body Shop là một trong những công ty đầu tiên đã xây dựng được một hình ảnh có trách nhiệm xã hội trong mắt của công chúng. Ben & Jerry’s, Starbucks cũng là những nhãn hiệu nổi tiếng về trách nhiệm xã hội khác.

Tạo ra nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ một cách gián tiếp. Các hoạt động quảng cáo chỉ làm cho khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ nhưng không thể tạo ra sự liên hệ mạnh giữa khách hàng với nhãn hiệu và doanh nghiệp. Chính các bài viết trên các tờ báo, tạp chí, các chương trình truyền hình mới tạo ra được tiếng nói khách quan giúp doanh nghiệp củng cố uy tín, hình ảnh của mình. Các hoạt động tiếp thị ngầm, tiếp thị truyền miệng hay thử nghiệm cũng có thể tạo ra sự gắn kết và tương tác giữa khách hàng và nhãn hiệu mà đôi khi doanh nghiệp không thể đánh giá được hết.